Khi nào thì cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp?
Khi nào thì cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp?
Tái cấu trúc doanh nghiệp là cụm từ rất phổ biến hiện nay. Nhưng tái cấu trúc doanh nghiệp là gì thì nhiều người còn chưa thực sự hiểu rõ về bản chất. Thậm chí, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa tái cấu trúc với tái thành lập doanh nghiệp.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?
Tái cấu trúc doanh nghiệp (restructuring) là quá trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng là cấu trúc cũ của doanh nghiệp. Việc tái cấu trúc này nhằm mục đích là để khắc phục những yếu kém nội tại của doanh nghiệp. Đồng thời, việc làm này cũng giúp đưa ra những hướng đi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Thông thường, tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách toàn diện trên mọi khía cạnh từ cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, vận hành… Tuy nhiên, cũng tùy vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp mà kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp có thể lựa chọn cải tổ toàn diện hay chỉ ở một lĩnh vực nào đó.
Chẳng hạn, với một doanh nghiệp đang trì trệ ở bộ phận sản xuất, còn các bộ phận khác vẫn hoạt động tốt thì doanh nghiệp sẽ xem xét chỉ tái cấu trúc tại bộ phận sản xuất.
Tái cấu trúc doanh nghiệp khác với tái lập doanh nghiệp. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người lại dễ nhầm lẫn dẫn đến những đường hướng sai lầm cho doanh nghiệp.
Muốn đưa ra đường hướng đúng đắn nhất thì những người đứng đầu doanh nghiệp phải hiểu đúng khái niệm: Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Tái lập doanh nghiệp là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì tái cấu trúc doanh nghiệp chính là quá trình cải thiện các vấn đề nội tại của doanh nghiệp dựa trên nền tảng sẵn có. Còn tái lập doanh nghiệp thì rộng hơn với việc thiết lập, cải tổ, xây dựng dựa trên một nền tảng hoàn toàn mới.
Khi nào cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp?
Khi hiểu được khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp là gì thì chúng ta cần phải biết thêm khi nào cần phải tái cấu trúc? Tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Vấn đề hoạt động không hiệu quả, trì trệ có thể là do cơ cấu sai, chiến lược không hợp lý, quản lý không hiệu quả, không có sự phối hợp giữa các bộ phận, nguồn nhân lực yếu kém. Khi đứng trước các vấn đề này thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một việc làm bức thiết.
Ngoài ra, theo các chuyên gia thì một cách dễ dàng nhất để nhận biết thời điểm để tái cấu trúc doanh nghiệp là dựa vào 4 nhóm dấu hiệu sau:
Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt
Doanh số giảm là dấu hiệu cần tái cấu trúc
Doanh số giảm là dấu hiệu cần tái trúc doanh nghiệp
Đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bao gồm doanh số giảm, mất lợi thế cạnh tranh, thị phần bị thu hẹp, tài sản bị thất thoát, hoạt động cầm chừng, trì trệ… Đây là những dấu hiệu rõ rệt nhất báo hiệu doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc.
Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt
Những dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm chính sách kinh doanh không tốt, không có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, chất lượng sản phẩm giảm sút, khách hàng phản ánh, khiếu nại nhiều, hoạt động tiếp thị không hiệu quả… Khi thấy những biểu hiện này thì cũng là một tín hiệu cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cần phải quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp.
Dấu hiệu thuộc nhóm giữa
Tái cấu trúc để sắp xếp lại nguồn nhân lực
Tái cấu trúc doanh nghiệp để sắp xếp, tổ chức lại nguồn nhân lực. Những dấu hiệu thuộc nhóm này thường ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như nguồn nhân lực làm việc không hiệu quả, không có kế hoạch, mục tiêu làm việc rõ ràng, chồng chéo chức năng giữa các bộ phận…
Những dấu hiệu này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nếu duy trì không có sự cải thiện thì sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại và thực hiện tái cấu trúc để thay đổi.
Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu
Đây là những dấu hiệu khó nhận biết vì thuộc về những vấn đề thượng tầng bao gồm chiến lược kinh doanh, triết lý kinh doanh, xây dựng tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn... Nếu doanh nghiệp không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi từ bên trong, mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại để tái cấu trúc doanh nghiệp cho phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ để giải đáp những băn khoăn của các bạn về tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp?
Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đánh giá lại thực trạng của doanh nghiệp mình và đưa ra những đường hướng phù hợp. Vaco là công ty chuyên huấn luyện tài chính doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ về tái cấu trúc doanh nghiệp.
Nhận xét
Đăng nhận xét